Thứ Ba, 21 tháng 1, 2020

Dụng cụ làm bánh cơ bản cho người mới bắt đầu học được thêm từ Google Docs Hoangthidieuxuan


Để làm nên những chiếc bánh thơm ngon, xinh xắn, ngoài kiến thức, kỹ năng và đôi bàn tay khéo léo thì các dụng cụ làm bánh chính là “cánh tay đắc lực” không thể thiếu được. Dù là đầu bếp bánh chuyên nghiệp hay không chuyên, bạn cũng không thể bỏ qua yếu tố này. Dưới đây là một số dụng cụ làm bánh cơ bản rất hữu ích cho những người mới bắt đầu. Cùng xem đó là những gì nhé!

Lò nướng

hình ảnh lò nướng bánh

Lò nướng khá hữu ích và quan trọng cho những người mới học làm bánh. Ảnh: Internet

Dù không phải loại bánh nào cũng cần đến lò nướng nhưng dụng cụ này lại khá hữu ích và quan trọng. Đặc biệt, với những ai mới tập làm bánh thì việc bắt đầu bằng những món bánh có sử dụng lò nướng sẽ khá phù hợp để bạn có thể từ từ nâng cao tay nghề và chuyên tâm với việc làm bánh.

Không ít người sử dụng nồi cơm điện, lò vi sóng, lò nướng thủy tinh, nồi nướng… để thay thế cho lò nướng bánh. Điều này sẽ làm cho thành phẩm của bạn không thể đảm bảo chất lượng như nướng bằng lò. Khi dùng lò nướng, việc hiểu về hoạt động của lò sẽ quan trọng hơn là bạn mua lò loại nào. Đừng quên những đặc điểm sau của lò nướng bánh để bắt đầu với những mẻ bánh thành công nhất nhé.

  • Có đủ thanh nhiệt trên và dưới (thường gọi là lửa trên và lửa dưới)
  • Có thể điều chỉnh nhiệt độ ( tối đa 200 – 3000C), thời gian và các chế độ nhiệt (lửa trên, lửa dưới, hai lửa)
  • Dung tích tối thiểu là 30 lít. Các lò dung tích lớn thường sẽ có nhiệt độ nướng ổn định hơn.

Dụng cụ đo lường

hình ảnh dụng cụ đo lường

Các dụng cụ đo lường rất cần thiết khi làm bánh. Ảnh: Internet

Làm bánh cần tỉ mỉ hơn nấu ăn ở chỗ cân đo nguyên liệu. Nấu ăn bạn có thể ước chừng để nêm nếm còn làm bánh thì không, đặc biệt là với những người mới bắt đầu học làm bánh, chưa có nhiều kỹ năng, kinh nghiệm. Vậy nên các dụng cụ đo lường là vật bất khả ly thân trong những ngày đầu học làm bánh đấy nhé. Dưới đây là một số dụng cụ đo lường làm bánh bạn nên chuẩn bị đầy đủ khi học làm bánh:

  • Cân: Làm bánh đòi hỏi sự chính xác gần như tuyệt đối về định lượng của các nguyên liệu sử dụng nên cân rất quan trọng.  Bạn nên chọn cân có mức chia nhỏ, tốt nhất là cân điện tử có thể đong đến 1g hoặc 0,1g.
  • Thìa/cốc đong: Trong nhiều công thức làm bánh, với các nguyên liệu có lượng nhỏ (ví dụ như: bột vani, bột nở…) thì đơn vị thường dùng là 1, 1/2,1/4 … thìa cà phê hoặc thìa canh chứ không chuyển ra g hay ml được. Các dụng cụ này cũng là đơn vị đo tiêu chuẩn và có bộ thì riêng để đong theo các đơn vị này.

Cốc đong là những chiếc cốc lớn có chia vạch để đong chất lỏng Ngoài việc đong chất lỏng thì cốc dạng này cũng rất có ích khi bạn làm bánh theo các công thức của Mỹ với các đơn vị cup hoặc oz thay cho gram và ml…

Bạn có thể mua thêm 6 Cốc nhỏ để làm các loại Pudding, Flan…: 6 – 18 cái

Đồ trộn bột

dụng cụ trộn bột

Một số dụng cụ trộn bột làm bánh. Ảnh: Internet

Khi chưa có điều kiện sắm sửa, bạn có thể sử dụng tô hoặc chén, nồi để trộn bột. Tuy nhiên nên có âu và rây trộn thì sẽ hỗ trợ tốt hơn rất nhiều. Rây có thể giúp bạn lọc bột mịn để thành phẩm hòan hảo hơn và sẽ có ích nhiều khi bạn làm các loại bánh với lò nướng. Nên sắm ít nhất 1 – 2 chiếc âu thành cao 25 – 30 cm và 1 rây bột.

  • Về chất liệu âu trộn bột, nên chọn âu kim loại ( Inox, đồng) hay âu thủy tinh vì độ bền cao, chịu nhiệt cao và có thể rửa sạch hơn so với âu nhựa và âu gỗ.
  • Về kích thước, nên chọn âu lớn và thành cao, khi đánh chất lỏng như kem tươi sẽ hạn chế việc bị bắn ra ngoài. Âu cao khoảng 15 – 20 cm, đường kính miệng khoảng 20 – 30 cm là vừa.

Thìa gỗ: Không thật sự bắt bộc nhưng rất cần thiết khi bạn nấu các loại xốt kem, quấy bột làm bánh Choux, quấy các nguyên liệu trước khi nhồi bột làm bánh mì.

Cán lăn bột: Dùng để cán bột khi làm các loại bánh như bánh quy, bánh mì…

Phới lồng

hình ảnh phới lồng

Các loại phới lồng hỗ trợ rất nhiều khi làm bánh. Ảnh: Internet

Mặc dù có máy đánh trứng rồi nhưng phới lồng cầm tay vẫn là dụng cụ không thể thiếu khi làm bánh. Bạn có thể dùng nó để trộn nguyên liệu, đặc biệt là các loại nguyên liệu nhẹ bông như kem tươi, trứng đánh bông…

Trong một vài trường hợp, phới dẹt có thể được thay thế bởi thìa gỗ hoặc thìa to (như khi làm bánh su kem). Loại phới mềm làm từ silicon thường vét âu sạch và dễ hơn phới nhựa.

Máy đánh trứng

hình ảnh máy đánh trứng

Máy đánh trứng. Ảnh: internet

Có 2 loại máy đánh trứng thường dùng cho bếp gia đình là Mmáy đánh trứng cầm tay (hand mixer) và Máy đánh trứng để bàn (stand mixer):

  • Tùy nhu cầu của gia đình mà các bạn có thể sắm một bộ từ 6 – 18 hoặc nhiều hơn. Các cốc này có thể dùng thay thế cho khuôn Muffin/ Cupcake nên rất tiện lợi.
  • Khuôn nướng bánh: Về khuôn nướng bánh có rất nhiều loại, mỗi loại bánh khách nhau lại có khuôn với các hình thù khác nhau. Chính vì vậy bạn nên xác đính chiếc bánh mình định làm đầu tiên để có thể lựa chọn được khuôn phù hợp.

Khay nướng bánh

hình ảnh khai nướng bánh

Khay nướng bánh. Ảnh: internet

Khay nướng bánh sẽ giúp bạn nướng các loại bánh quy, bánh su kem, cốt bánh gato cuộn hay để rang các loại hạt dễ dàng hơn. Bạn cũng có thể dùng khay để đựng nước nướng cách thủy với các loại bánh như: Caramen, Cheesecake. Không nên sử dụng khay nướng đi kèm với lò vì các khay này tiếp xúc trực tiếp với thành lò sẽ làm nhiệt độ thiếu ổn định, dễ làm cháy phần đế bánh.

Khi chọn khay, bạn cũng nên lưu ý kích thước sao cho khay vừa với lò nướng nhà mình.

Giấy nến và tấm nướng chống dính

hình ảnh giấy nến

Giấy nến và tấm nướng chống dính. Ảnh: internet

Tấm nướng chống dính là một dụng cụ hữu ích giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều “sức lực” khi làm các loại bánh như bánh quy. Thay vì chống dính khay nướng bạn có thể chỉ cần sử dụng tấm nướng chống dính này.

Ngoài ra, bạn có thể dùng thêm giấy nến để lót chống dính khay khi làm bánh quy hay lót đáy khuôn, thành khuôn… rất tiện dụng.

Dụng cụ trang trí bánh

hình ảnh dụng cụ trang trí bánh

Các dụng cụ trang trí bánh kem. Ảnh: Internet

Khi bạn học làm bánh kem, túi bắt kem ni lông và các đui bắt kem là dụng cụ cần thiết không thể thiếu. Cùng với đó, dao răng cưa, cây chà láng và bàn xoay là các dụng cụ cần thiết khác để trang trí những chiếc bánh kem thêm hoàn hảo.

Còn rất nhiều dụng cụ làm bánh khá đa dạng. Tuy nhiên, với những người mới học làm bánh, chưa làm nhiều đến các loại bánh khó và phức tạp thì những dụng cụ làm bánh cơ bản trên đây đã khá đầy đủ để hỗ trợ tốt nhất. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm thông tin hữu ích và chọn cho mình những vật dụng cần thiết để thỏa mãn niềm say mê sáng tạo nên những chiếc bánh thơm ngon, đẹp mắt.

Bài viết nói về: Dụng cụ làm bánh cơ bản cho người mới bắt đầu học

Nguồn trích dẫn từ: Trường Trung Cấp Nghề Kinh Tế - Du Lịch TP.HCM | CET

Tác giả: Hoàng Thị Diệu Xuân

January 21, 2020 at 12:38PM



/dieuxuan/Ky nang nganh banh
Xem thêm Google Doc Hoangthidieuxuan

Thứ Năm, 16 tháng 1, 2020

Top 3 địa chỉ học làm bánh tốt nhất hiện nay

Trước xu hướng phát triển đầy tiềm năng của các lĩnh vực dịch vụ, ẩm thực, rất nhiều người yêu thích làm bánh đã lựa chọn học làm bánh chuyên nghiệp để trở thành đầu bếp bánh hoặc kinh doanh. Giữa rất nhiều trường, trung tâm dạy làm bánh, làm sao để chọn được một môi trường học phù hợp với mình đôi khi cũng không hề đơn giản. Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ học làm bánh ở đâu tốt nhất TP HCM cũng như trên cả nước thì đừng bỏ qua những gợi ý dưới đây nhé!Trường SaigontouristHọc làm bánh tại Saigontourist. Ảnh: internet Trường Trung cấp Du lịch và Khách sạn Saigontourist là một trong những đơn vị có bề dày về lịch sử hình thành và cũng là mô hình trường - khách sạn 4 sao đầu tiên tại Việt Nam. Tại đây có đào tạo đa dạng nhiều ngành nghề như: hướng dẫn viên du lịch, quản lý khách sạn, quản lý nhà hàng, kỹ thuật chế biến món ăn, dạy làm bánh….  Với cơ sở vật chất hiện đại theo mô hình quốc tế, học làm bánh tại đây bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích như: ·         Nắm vững, thông hiểu, vận dụng được một số kiến thức cơ bản và nâng cao về kỹ thuật làm bánh, món ăn tráng miệng Á - Âu. ·         Nắm bắt các kiến thức bổ trợ về kỹ thuật làm bánh như: quản trị tác nghiệp, sinh lý dinh dưỡng, thương phẩm và an toàn thực phẩm, văn hóa ẩm thực, hạch toán định mức, xây dựng thực đơn… ·         Lựa chọn được những nguyên liệu và sử dụng các trang thiết bị, dụng cụ trong làm bánh và món ăn tráng miệng  Á – Âu. ·         Chế biến được 1 số loại bánh và món ăn tráng miệng Á –Âu, chế biến được các loại hạt cơ bản, các loại nhân bán. Website: http://sthc.edu.vn Địa chỉ: 23/8 Hoàng Việt, P.4, Q.Tân Bình, TP.HCM - Điện thoại: 028 3822 2238 Trường Kinh tế Du lịch TP HCM (CET) Học ngành kỹ thuật làm bánh tại CET với phương pháp học 2 chiều. Cũng là một đơn vị đào tạo đa ngành: kỹ thuật chế biến món ăn, quản trị nhà hàng – khách sạn, pha chế, dạy làm bánh chuyên nghiệp hệ trung cấp, trường trung cấp CET đã và đang thu hút được rất nhiều người đăng ký học ngành kỹ thuật làm bánh để theo đuổi đam mê và trang bị kỹ năng nghề bánh vững chắc. Học ngành kỹ thuật làm bánh tại CET, bạn sẽ được học từ cơ bản nhất đến nâng cao, được học các phương pháp, kỹ thuật làm các dòng bánh đa dạng như: bánh Việt, bánh Kem, bánh Nướng, bánh Âu, bánh Lạnh, bánh Mì… , được đào tạo thêm kỹ năng quản lý; tin học, tiếng Anh… Không chỉ có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc tế, CET còn có đội ngũ giảng viên dạy làm bánh là những chuyên gia, Bếp trưởng, đầu bếp bánh giàu kinh nghiệm tại các NHKS 4 – 5 sao… Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể tự tin ứng tuyển làm việc tại các vị trí như: phụ bếp, đầu bếp bánh, tổ trưởng các tổ bánh (bánh mì, bánh ngọt), các vị trí quan trọng trong bếp bánh của các NHKS, resort, các cơ sở sản xuất hoặc tự kinh doanh mô hình tiện bánh của riêng mình. Website: https://www.cet.edu.vn Địa chỉ: ·         Trụ sở: 145 – 147 Xuân Hồng, Phường 12, Quận Tân Bình, TP.HCM ·         Cơ sở 2: 259B Hai Bà Trưng, Phường 6, Quận 3, TP.HCM ·         Cơ sở 3: 27B, Đường số 40, Phường Tân Tạo, Quận Bình Tân, TP.HCM ·         Cần Thơ: 57 Nguyễn Việt Hồng, Phường An Phú, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ ·         Số điện thoại (miễn phí cước gọi): 1800 6552 Trường Hướng nghiệp Á Âu Học viên thực hành hơn 90% thời lượng học làm bánh tại HNAAu. Nếu muốn học làm bánh chuyên nghiệp nhanh chỉ từ 3 – 6 tháng hoặc học làm bánh kinh doanh, học theo yêu cầu, Hướng Nghiệp Á Âu (HNAAu) là một địa chỉ dạy làm bánh uy tín bạn không nên bỏ qua. Tại đây, bạn vừa được học trong môi trường có cơ sở vật chất hiện đại, tiện nghi, mô phỏng các gian bếp bánh của các NHKS 4 – 5 sao, vừa được học theo phương pháp hai chiều với hơn 90% thời lượng thực hành. Đội ngũ Giảng viên của HNAAu đều là những Chuyên gia bánh giàu kinh nghiệm trong nghề sẽ hướng dẫn và cung cấp cho người học những kiến thức, kỹ năng, phương pháp và bí quyết làm các dòng bánh đa dạng toàn diện nhất với các khóa học làm bánh ngắn hạn như: Bếp trưởng bếp bánh, bánh mì, bánh nướng, bánh kem, bánh thông dụng, bánh Nhật, bánh lạnh, bánh Việt, bánh hiện đại… và các lớp học chuyên đề theo xu hướng mới nhất trên thị trường… Ngoài ra, HNAAu có hệ thống chi nhánh trên toan quốc nên khá thuận tiện cho những ai có nhu cầu học làm bánh gần nhà, giúp tiết kiệm nhiều chi phí đi lại cũng như chi phí sinh hoạt. ·         Website: https://www.huongnghiepaau.com ·         Địa chỉ: 02-04 khu biệt thự Chu Văn An, đường số 01, P.26, Q.Bình Thạnh, TP.HCM ·         Điện thoại: (08) 6290 5588 – (08) 6294 8320 Trên đây là gợi ý top những địa chỉ học làm bánh đang được nhiều người lựa chọn theo học nhất hiện nay. Hy vọng đã giúp bạn có thêm tham khảo hữu ích để chọn được cho mình môi trường học phù hợp nhất. Tham khảo thêm:Site google: https://sites.google.com/site/hoangtdieuxuan/MXH của Hoangthidieuxuan: https://drive.google.com/file/d/111NuZ1qhpZYTFxzTQQ-LCV0hZiybE2-i/view?usp=sharingFacebook: https://www.facebook.com/hoangthidieuxuan06Đăng ký tư vấn miễn phí về nghề bánh: https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLScJfwcty-ZbwdGDXg2EZo1nhZD5hD9fCXYRqS5Vnk2U_GXOrA/viewform?usp=sf_linkBản đồ chỉ đường: https://www.google.com/maps/d/viewer?mid=1vI-U3D1mlBtnAOcs702NLikE3XIGDZmOCác bài viết mới cập nhật: https://docs.google.com/spreadsheets/d/1mm_xww-hTaOxmvygph7ohmpJHrVva8AkmRkbVNg5SA0/edit?usp=sharing  Địa chỉ: 115 Nguyễn Phi Khanh, Tân Định, Quận 1, Hồ Chí Minh, Việt Nam SĐT: 0373 412 231 Email: hoangthidieuxuan2506@gmail.com

Nguồn: Posts of Kỹ năng ngành bánh
January 16, 2020 at 09:40AM

Thứ Tư, 8 tháng 1, 2020

Tổng hợp các kỹ thuật tạo hình Chocolate được thêm từ Google Docs Hoangthidieuxuan


Với các đầu bếp bánh và những “tín đồ” đam mê làm bánh, hiểu rõ các đặc tính và cách sử dụng của Chocolate hay nắm vững các kỹ thuật tạo hình chocola là yếu tố quan trọng để tạo nên những chiếc bánh thơm ngon, đẹp mắt.

Chocola là một nguyên liệu quen thuộc, phổ biến trong làm bánh và được rất nhiều người yêu thích. Từ nguyên liệu này với những kỹ thuật tạo hình chocolate cơ bản, bạn sẽ dễ dàng trang trí bánh bằng chocola và tạo nên những chiếc bánh sinh động, hấp dẫn và mang đậm dấu ăn cá nhân.

chocola là nguyên liệu quen thuộc trong làm bánh

Chocola là một nguyên liệu quen thuộc, phổ biến trong làm bánh. Ảnh: Internet

Chocolate là gì? Các loại Chocolate

Chocola, Sô-cô-la hay chocolate là những cách gọi khác nhau của một loại thức ăn được làm từ quả của cây ca cao. Đây cũng là nguyên liệu cơ bản trong rất nhiều loại bánh kẹo và nấu ăn như: kẹo sô-cô-la, bánh kem, bánh quy, bánh ngọt…  và rất được yêu thích trên thế giới.

Các nghiên cứu còn chỉ ra rằng, sử dụng mỗi ngày một lượng chocolate vừa đủ sẽ giúp con người ta sảng khoái và tỉnh táo hơn do có chứa cafein. Cứ 40g chocolate sẽ chứa khoảng 6mg cafein, có khả năng tác động lên não bộ giúp tỉnh táo và tăng khả năng hưng phấn khi làm việc.

Cách bảo quản Chocolate

Chocola dễ tan chảy ở nhiệt độ thấp và đông lại khá nhanh nên cần được bảo quản ở môi trường có nhiệt độ 25 – 35 độ. Nếu nóng hơn hoặc lạnh hơn sẽ ảnh hưởng đến quá trình tan chảy và đông lại của chocolate.

Khi tiếp xúc với nước, chocolate sẽ vón cục và không bao giờ tan được nữa. Ta cũng không nên pha phẩm màu thường vào chocolate mà phải sử dụng màu gốc dầu (oil based). Khi cách thuỷ cũng không nên úp vung tránh để nước đọng rơi vào chocolate. Mọi dụng cụ như tô đựng, thìa khuấy đều phải khô ráo trước khi tiếp xúc với chocolate.

Không nên để chocolate trong tủ lạnh vì khi bỏ ra ngoài sẽ chocolate sẽ có hiện tượng “toát mồ hôi”, xuất hiện hạt nước li ti trên bề mặt làm ảnh hưởng đến sản phẩm.

Các loại chocola và cách phân biệt

Đặc tính và cách sử dụng của Chocolate

Socola có khá nhiều loại. Ảnh: Internet

Socola đắng hay bột socola: Đây là loại socola nguyên chất, có vị đắng tự nhiên và đậm mùi ca cao.

Socola đen: được làm từ 5 thành phần chính gồm: Bột cacao, bơ cacao, lecithin, đường và hương liệu. Có tỉ lệ bột cacao lớn (từ 67,5% trở lên), càng nhiều bột cacao, socola càng có màu sậm hơn cũng như đắng hơn.

  • Socola trắng và socola nâu: có thành phần cacao giống nhau nhưng socola trắng chứa bơ cacao và có thêm các chất béo thực vật khác tạo thành hợp chất dễ tan trong miệng.
  • Socola sữa: là loại được pha lẫn với sữa đặc và bột sữa nhằm tạo vị ngọt.
  • Socola ngọt đắng: là loại socola chứa đường và nhiều bơ ca cao hơn, đồng thời chứa thêm lecithin và hương vani.
  • Socola ngọt vừa: bao gồm socola đen với hàm lượng đường rất cao bên trong nên có vị ngọt khá đậm và ít đắng hơn các loại socola khác.
  • Bột ca cao: là loại đặc gần như nguyên chất mà không có bơ ca cao.
  • Couverture: là một loại socola chứa hứa rất nhiều ca cao (chiếm 70%) và có hàm lượng chất béo cao (từ 30-40%).
  • Socola hỗn hợp: là hỗn hợp ca cao cùng với chất béo thực vật thay bơ ca cao.

Một số kỹ thuật tạo hình chocola cơ bản Kỹ thuật đổ khuôn – đổ màu chocola

Kỹ thuật đổ khuôn - đổ màu chocola

Kỹ thuật đổ khuôn – đổ màu chocola. Ảnh: Internet

Đây là cách tạo hình bằng chocola quan trọng và cơ bản cần thiết cho những ai muốn theo nghề bánh và học làm bánh ngon. Với cách này, bạn có thể trộn chocola các màu với nhau hoặc đổ nhiều lớp màu để tạo hình ảnh và màu sắc theo ý muốn. Để tạo hình đặc sắc hơn, bạn có thể kết hợp sử dụng thêm hạt cốm màu trang trí và sáng tạo theo sở thích.

Lưu ý khi đổ những lớp chocola khác nhau lên thì bạn phải chờ cho lớp kia khô, sau đó mới tiếp tục đổ lớp khác để các lớp chocola không bị lẫn vào nhau.

Kỹ thuật đổ ganache bằng chocola

Kỹ thuật đổ ganache bằng chocola

Kỹ thuật đổ ganache bằng chocola. Ảnh: Internet

Ganache hay là xốt chocola được dùng rất phổ biến khi trang trí hoặc tạo hình, đặc biệt là trong trang trí bánh kem. Có 2 loại ganache phổ biến là: ganache đặc quánh thường dùng để bắt kem trang trí và ganache mỏng mượt để phủ lên bánh kem hoặc các tác phẩm nghệ thuật sáng tạo khác. Bạn có thể thoải mái sáng tạo với cách tạo hình chocola bằng kỹ thuật này.

Trong cách làm ganache, công đoạn khuấy chocola khá quan trọng, đòi hỏi sự tỉ mỉ, nhẹ nhàng, khéo léo sao cho không để bọt khí nổi lên. Nên khuấy thành từng đợt không liên tục và mỗi lần khuấy khoảng 10 giây, nghỉ cách khoảng 20s. Như vậy sẽ tránh được bọt khí nổi lên, đồng thời tạo cho ganache có 1 lớp bóng mịn trên bề mặt.

Kỹ thuật đổ glaze tạo bóng chocola

Kỹ thuật đổ glaze tạo bóng chocola

Đổ glaze tạo bóng chocola. Ảnh: Internet

Đổ glaze tạo bóng chocola hay còn gọi là kỹ thuật “tráng gương”. Kỹ thuật tạo hình này rất hấp dẫn với các đầu bếp bánh chuyên nghiệp và những người yêu thích socola. Dùng kỹ thuật Glaze, bạn có thể giúp cho chiếc bánh từ đơn giản trở nen lung linh, sắc sảo và sang trọng.

Trên đây là những thông tin về chocolate và các kỹ thuật tạo hình chocolate cơ bản mà “dân làm bánh” luôn trang bị cho mình. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm những tham khảo hữu ích.

Bài viết nói về: Tổng hợp các kỹ thuật tạo hình Chocolate

Nguồn trích dẫn từ: Trường Trung Cấp Nghề Kinh Tế - Du Lịch TP.HCM | CET

Tác giả: Hoàng Thị Diệu Xuân

January 08, 2020 at 07:30AM



/dieuxuan/Ky nang nganh banh
Xem thêm Google Doc Hoangthidieuxuan

Thứ Ba, 7 tháng 1, 2020

“Nỗi niềm” nghề làm bánh sau những thành công màu hồng ngọt ngào được thêm từ Google Docs Hoangthidieuxuan


Trở thành một đầu bếp bánh chuyên nghiệp với nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn tại các thương hiệu bánh lớn, các gian bếp bánh đẳng cấp của nhà hàng – khách sạn, resort… hay mở tiệm bánh kinh doanh đang là lựa chọn của rất nhiều người yêu thích làm bánh hiện nay. Thế nhưng, để có được thành công với lựa chọn ấy, không phải ai cũng hiểu rõ những khó khăn mà mình phải trải qua.

nỗi niềm của nghề làm bánh

Sau thành công của người làm bánh, còn có rất nhiều “nỗi niềm” không phải ai cũng biết.

Không có thành công nào mà không phải trả giá. Thế nên, dù đam mê, quyết tâm và có nhiều ý tưởng để theo đuổi nghề làm bánh, việc thấu hiểu và nhìn nhận trung thực về những cơ hội lẫn khó khăn sẽ giúp bạn sống thực tế nhất với nghề. Có hiểu rõ được những “nỗi niềm” phía sau ánh hào quang rực rỡ của một công việc, bạn mới thấy những gì mình cố gắng đạt được càng ý nghĩa và đáng trân quý hơn. Đồng thời, mỗi khó khăn, thách thức gặp phải khi làm nghề cũng từ đó mà hóa động lực, giúp bạn vững tin theo đuổi đam mê đến cùng, có niềm tin để vượt qua những lúc chông chênh, chán nản. Vậy với nghề làm bánh, những “nỗi niềm” chưa nói ấy là gì?

Làm bánh không dễ, nếu không có kiến thức, kỹ năng và đam mê

Một chiếc bánh dù đơn giản hay cầu kỳ, để chinh phục được người ăn, không phải bạn cứ áp dụng công thức vào làm là sẽ cho ngay thành phẩm hoàn hảo. Đó cũng là lý do vì sao với cùng một công thức, người được dạy làm bánh chuyên nghiệp sẽ tạo ra món bánh có chất lượng và hương vị khác biệt hoàn toàn so với người tự học, tự làm. Tất nhiên cũng có trường hợp nhiều người tự học và làm bánh ngon, nhưng sẽ không nhiều. Và chắc chắn, để cho ra những chiếc bánh chuẩn vị như thế, họ cũng đã phải bỏ công mày mò, thực hành rất nhiều lần.

Do vậy, để trở thành một đầu bếp bánh chuyên nghiệp, đam mê thôi chưa đủ, mà bạn phải dùng đam mê đó để làm động lực cho quá trình học hỏi, tiếp thu kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm làm bánh không hề ít. Đó là những kiến thức về các nguyên liệu, kiến thức chế biến, trang trí, tạo hình và văn hóa ẩm thực…, là hàng trăm kỹ thuật khác nhau để có thể linh hoạt kết hợp trong quá trình làm bánh. Bên cạnh đó, đầu bếp bánh cũng phải không ngừng tìm tòi để cập nhật những xu hướng, kỹ năng, trào lưu làm bánh mới nhất.

thành công cần có sự nổ lực trong nghề làm bánh

Để thành công với nghề làm bánh, bạn phải nỗ lực rất nhiều.

Không giống như món ăn, làm bánh đòi hỏi bạn phải kỹ lưỡng trong từng khâu, từng quá trình rất nhỏ. Vì chỉ cần sai một khâu nào đó dù nhỏ nhất, thành phẩm cuối cùng cũng đã bị ảnh hưởng. Do đó, nếu không có đam mê, không có cái tâm làm nghề, không tuân thủ những quy định thì người làm bánh khó có thể thành công.

Làm bánh có cực không?

Nếu so với nấu ăn, nghề làm bánh có vẻ hợp với phái nữ nhiều hơn vì lợi thế chỉn chu, khéo léo, tỉ mỉ, cẩn thận và cũng vì đỡ cực hơn. “Đỡ” nhưng không phải là không cực hay nhàn nhã. Làm bánh hay nấu ăn hay bất cứ công việc nào khác, vẫn cần bạn có một sức khỏe tốt. Với những người đầu bếp, trong đó có đầu bếp bánh, còn cần một sức bền dẻo dai.

nghề làm bánh cần có sức khỏe tốt

Những người đầu bếp bánh cần có sức khỏe tốt và sức bền dẻo dai.

Áp lực tinh thần

Công việc của đầu bếp bánh tưởng như nhẹ nhàng nhưng vẫn rất áp lực cả về đầu óc lẫn tinh thần. Để trở thành một đầu bếp bánh chuyên nghiệp và thành công, nhanh chóng bước lên những vị trí cao của lộ trình nghề nghiệp, ngoài kiến thức, kỹ năng vững chắc, họ còn phải sáng tạo không ngừng để làm nên những món bánh ngon mang đậm dấu ấn cá nhân. Với những đầu bếp bánh đã ở những vị trí cao như: Tổ trưởng, Bếp trưởng…, họ luôn phải có sẵn ý tưởng cho món bánh ngay từ khi lên thực đơn hay phải đáp ứng những yêu cầu khắt khe của khách hàng, của những món bánh có các công đoạn khó, phức tạp… và phải không ngừng sáng tạo, nâng cao tính thẩm mỹ và tập trung trong công việc của mình.

Áp lực thể chất

Làm bánh cũng là một công việc tay chân. Đôi khi có những món bánh cần thực hiện rất nhiều khâu, cần nhào bột hay thực hiện các thao tác liên tục, cần sử dụng những loại máy móc có trọng lượng lớn, phải tiếp xúc với lò nướng nóng, với đủ loại nguyên liệu, gia vị, thực phẩm có mùi, thường xuyên phải dậy sớm, thức khuya… Cùng với việc vận động nhiều cũng khiến người làm bánh khó tránh khỏi một số căn bệnh nghề nghiệp tiềm ẩn ảnh hưởng đến sức khỏe như: đau lưng, đau nhức tay chân, đau cổ vai gáy…

nghề làm bánh khó tránh bệnh nghề nghiệp

Nghề làm bánh cũng khó tránh khỏi những “bệnh nghề nghiệp”.

Áp lực thời gian

Công việc của các đầu bếp bánh chuyên nghiệp cũng thường chia theo ca: Sáng – Chiều – Tối. Và đã làm trong ngành dịch vụ nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những ngày làm việc cuối tuần, làm tăng ca vào ban đêm hay các dịp Lễ Tết, không có nhiều thời gian cho bản thân, gia đình trong những thời khắc quan trọng.

Áp lực khách hàng

Với những ai kinh doanh tiệm bánh, càng không thể tránh khỏi cạnh tranh. Vì vậy, họ cũng luôn có áp lực phải tìm tòi ra những công thức bánh mới lạ, độc đáo, bắt kịp xu hướng và tìm cho mình hướng đi độc đáo riêng… Cùng với đó, dù làm đầu bếp bánh trong các gian bếp chuyên nghiệp hay kinh doanh, họ cũng luôn phải phục vụ cho nhiều đối tượng khách hàng đa dạng nên phải nắm vững được khẩu vị của họ để đáp ứng nhu cầu thưởng thức ngày càng cao của thực khách.

Không ít thợ bánh, đầu bếp bánh đã bỏ nghề vì không theo kịp cường độ công việc và chịu được những áp lực làm việc trong môi trường có tính cạnh tranh cao như vậy.

Có thể thấy, với mỗi ngành nghề, công việc, ai cũng phải đối mặt với những khó khăn, thách thức riêng mà chỉ có đam mê, học hỏi và rèn luyện mới giúp họ vượt qua. Nếu đã lựa chọn theo đuổi nghề làm bánh, hãy hiểu về những “nỗi niềm” phía sau của người làm nghề để bạn có thể sẵn sàng vượt qua và trở thành một người đàu bếp bánh có tâm lẫn có tầm.

Bài viết nói về: “Nỗi niềm” nghề làm bánh sau những thành công màu hồng ngọt ngào

Nguồn trích dẫn từ: Trường Trung Cấp Nghề Kinh Tế - Du Lịch TP.HCM | CET

Tác giả: Hoàng Thị Diệu Xuân

January 07, 2020 at 11:07AM



/dieuxuan/Ky nang nganh banh
Xem thêm Google Doc Hoangthidieuxuan

Cách Làm Bánh Khoai Mỡ Thơm Ngon Khó Cưỡng được thêm từ Google Docs Hoangthidieuxuan

Bạn là người thích ăn vặt và thích các loại bánh được làm từ rau củ? Bạn muốn thử sức chế biến một loại bánh đơn giản và không tốn nhiề...